🎯 TỔNG QUAN GIẢI PHÁP
Phần mềm vận tải logistics ,vận chuyển hàng hóa Phú Lợi được xây dựng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp logistics, vận chuyển hàng hóa quản lý toàn diện hoạt động vận tải, từ khâu lập kế hoạch, vận hành, theo dõi chi phí, đến quản lý công nợ và báo cáo tài chính.
Phần mềm phù hợp với:
- Doanh nghiệp vận tải hàng hóa (nội địa và quốc tế)
- Doanh nghiệp sở hữu đội xe nội bộ
- Đơn vị thuê ngoài phương tiện và tài xế
I. PHÂN HỆ CHỨC NĂNG DÙNG CHUNG
1. Quản lý khách hàng & nhà cung cấp
- Quản lý thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển.
- Quản lý thông tin nhà cung cấp liên quan: nhiên liệu (xăng/dầu), lốp xe, dịch vụ bảo dưỡng/sửa chữa, phụ tùng thay thế,...
- Gồm các thông tin: tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, người liên hệ, điện thoại, email,…
2. Quản lý phương tiện vận tải
- Quản lý thông tin xe: biển số, chủ sở hữu, loại xe (xe tải, xe container, đầu kéo, rơ-mooc…), trọng tải, hình ảnh xe, ngày đăng kiểm,...
- Liên kết thông tin phương tiện với tài xế chính và tài xế phụ.
3. Quản lý chủ xe (trong trường hợp thuê ngoài)
- Họ tên, địa chỉ thường trú, số điện thoại, thông tin ngân hàng, hợp đồng hợp tác,…
4. Quản lý tài xế và phụ xe
- Hồ sơ cá nhân: Họ tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, số bằng lái, loại bằng, hình ảnh
- Thông tin hợp đồng lao động, lương cơ bản, phụ cấp (ăn ở, điện thoại,…), lịch sử làm việc.
5. Quản lý tuyến đường vận chuyển
- Khai báo các tuyến đường tiêu chuẩn: điểm xuất phát, điểm đến, chiều dài tuyến (km), định mức nhiên liệu,...
- Phân loại tuyến đường: nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế.
6. Quản lý hàng hóa vận chuyển
- Thông tin hàng hóa: tên hàng, loại hàng (rời, container, nguy hiểm, dễ vỡ,...), nhóm hàng hóa.
- Đơn vị tính: kg, tấn, container (20’, 40’), chuyến, lượt, pallet,...
7. Quản lý danh mục hàng hóa - vật tư
- Phân loại vật tư theo nhóm: nhiên liệu, phụ tùng, lốp xe, dầu nhớt, dụng cụ sửa chữa,...
- Phục vụ cho việc theo dõi kho, báo cáo chi phí.
8. Quản lý công ty/đơn vị vận chuyển (nếu hợp tác với nhiều đơn vị ngoài)
- Ghi nhận tên công ty, chi nhánh, địa chỉ, liên hệ, thông tin tài khoản thanh toán.
9. Quản lý khoản mục thu – chi nội bộ
- Danh mục các khoản mục thu/chi: chi xăng dầu, chi lương, chi mua sắm vật tư, chi phí sửa chữa, thu từ vận chuyển,…
II. NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN VẬN TẢI
1. Quản lý bảng giá vận tải
- Cấu hình bảng giá theo từng khách hàng, tuyến đường, loại hàng hóa, loại xe, đơn vị tính (Tấn, cont 20’, 40’, chuyến,…).
- Có thể áp dụng nhiều mức giá theo từng thời điểm hoặc hợp đồng cụ thể.
2. Lập kế hoạch vận tải
- Lập kế hoạch vận chuyển theo ngày: xác định hàng hóa, khách hàng, tuyến đường, phương tiện, tài xế, số lượng,...
- Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch: số lượng đã vận chuyển, số lượng còn lại.
3. Quản lý vận tải hàng ngày (quản lý theo chuyến)
a. Thông tin chuyến đi
- Khách hàng, số xe, tài xế, ngày nhận hàng, nơi nhận, ngày giao, nơi giao.
- Tuyến đường thực hiện, mức tiêu hao nhiên liệu định mức, ngày đi, ngày về, số km thực tế.
- Dầu xe sử dụng theo chuyến.
b. Thông tin hàng hóa
- Hàng hóa vận chuyển, số lượng, số cont (nếu là container), số rơ-mooc, đơn giá vận chuyển, VAT, thành tiền.
- Phân loại hàng vận chuyển: container, hàng rời, hàng lẻ,...
c. Chi phí chi hộ
- Các loại chi hộ thay mặt khách hàng: phí nâng hạ container, phí cân xe, phí lưu bãi, chi phí tạm ứng khác.
d. Chi phí đường
- Vé cầu đường, phí bốc xếp (lên/xuống hàng), chi phí công an, bồi dưỡng tài xế, tiền sửa chữa phát sinh trên đường.
e. Chi phí chuyến xe
- Tiền lương tài xế theo chuyến, tiền dầu, tiền thuê xe ngoài (nếu có), chi phí khác liên quan đến chuyến vận chuyển.
4. Quản lý công nợ phải thu khách hàng
- Theo dõi công nợ theo từng khách hàng, từng chuyến vận chuyển hoặc theo hợp đồng.
- Báo cáo chi tiết theo ngày, tháng, năm; hỗ trợ trích xuất dữ liệu ra file Excel.
- Theo dõi lịch sử thanh toán, số dư đầu kỳ – cuối kỳ.
5. Quản lý công nợ phải trả nhà cung cấp
a. Đối với chủ xe (thuê ngoài)
- Báo cáo tổng quát và chi tiết công nợ chủ xe theo từng ngày, tháng.
- Ghi nhận số tiền đã trả, còn nợ, trạng thái thanh toán.
b. Đối với nhà cung cấp (xăng/dầu, phụ tùng, sửa chữa,...)
- Theo dõi toàn bộ quá trình mua hàng đầu vào: đơn giá, số lượng, ngày mua, trạng thái thanh toán.
- Báo cáo chi tiết mua hàng, công nợ theo từng nhà cung cấp.
6. Quản lý chi phí theo xe và lợi nhuận
- Phân tích chi phí và lợi nhuận theo từng xe, từng chuyến, từng khách hàng hoặc tuyến đường.
- Theo dõi chi phí chi tiết: xăng dầu, sửa chữa, bảo dưỡng, phụ tùng, lốp xe, chi hộ,...
- Xác định lãi/lỗ trên mỗi phương tiện để đánh giá hiệu quả khai thác.
7. Quản lý kho vật tư-hàng hóa
- Quản lý nhập kho, xuất kho, tồn kho vật tư (phụ tùng, xăng dầu, nhớt, vỏ xe,...).
- Tạo và xử lý phiếu nhập/xuất: thêm mới, sửa, tìm kiếm, in phiếu.
- Báo cáo tồn kho theo nhóm vật tư, theo thời gian.
8. Quản lý quỹ tiền mặt và các khoản thu – chi
- Chi phí nội bộ: Lương, sửa chữa, mua hàng, thanh toán nợ nhà cung cấp, thanh toán chủ xe, chi phí xăng dầu, chi hộ,...
- Khoản thu: Thu tiền từ khách hàng, thu nội bộ, các khoản hoàn tạm ứng,...
- Báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày:
Tổng thu – tổng chi = số dư quỹ tiền mặt
Theo dõi biến động dòng tiền, hỗ trợ ra quyết định tài chính nhanh chóng.
III. Phân hệ quản trị hệ thống
1. Quản lý người dùng, nhóm người dùng
2. Phân quyền chức năng người dùng
3. Thiết lập tham số hệ thống : Thông tin công ty, Mẫu in, mẫu báo cáo, thiết lập khác liên quan đến việc xóa,sửa.